tinhkycorp

Phương pháp hồi dầu trong hệ thống lạnh

1. Đặc tính dầu bôi trơn trong hệ thống lạnh:

– Phải tương thích với môi chất lạnh, không phản ứng và tạo ra các hợp chất lạ trong hệ thốngTính chất vật lý, sự phản ứng hóa học giữa dầu bôi trơn và môi chất lạnh là yếu tố quan tâm hàng đầu đối với hệ thống lạnh nói chung và thiết bị bay hơi nói riêng. Dầu bôi trơn phải làm giảm ma sát, loại bỏ nhiệt lượng sinh ra của chi tiết khi chuyển động và làm chèn kín giữa các ổ trục. Dầu bôi trơn phải đáp ứng được yêu cầu sau:

– Hỗn hơp dầu bôi trơn và môi chất lạnh phải ở mức vừa phải để đáp ứng yêu cầu bôi trơn các chi tiết chuyển động

– Nhiệt độ đông đặc phải thấp, không chứa các tạp chất như cặn, các chất rỉ sét…

– Không được lẫn hơi ẩm vì ẩm, môi chất lạnh, dầu bôi trơn có thể phản ứng tạo các khí lạ hay axit..

– Không được sủi bọt và oxi hóa

– Không được dẫn điện khi sử dụng trong máy nén kín và nửa kín

Tuy nhiên, dầu bôi trơn không thể đáp ứng các yêu cầu trên. Do đó, tùy từng trường hợp, hệ thống cụ thể mà ta chọn cho thích hợp. Trong đó dầu tổng hợp có thể chịu được nhiệt độ rất cao và thấp, đặc biệt với hệ thống bơm nhiệt

2. Bộ phận tách dầu

Trong quá trình nén, một phần dầu nhớt trên thành xy lanh sẽ đi theo môi chất ra ngoài. Để làm giảm lượng dầu vào hệ thống, phải lắp thêm bình tách dầu tại đầu đẩy máy nén. Nguyên lý của bình tách dầu là làm giảm động năng dòng môi chất bằng những cách như: đổi hướng đột ngột, giảm vận tốc, sử dụng bình tách dầu kiểu xy-clon…. Phần lớn dầu đựơc tách ra và rơi xuống đáy bình và có thể được hồi về cac te máy nén.

 


Lượng dầu hồi về máy nén được điều khiển bằng phao gắn trong đó hay sử dụng ống tiết lưu dầu. Nếu sử dụng ống tiết lưu dầu ta phải gắn thêm van điện từ dể cách ly khi máy nén ngừng làm việc. Khi máy nén ngừng, hơi môi chất áp suất cao còn trong bình tách dầu sẽ ngưng tụ và hòa tan với dầu bôi trơn làm giảm khả năng bôi trơn của nó cho nên ta phải lắp điện trở tại đáy bình.

3. Việc tuần hoàn dầu trong hệ thống lạnh

Dầu bôi trơn đi vào thiết bị ngưng tụ làm giảm đi hệ số truyền nhiệt và đọng lại đáy bình. Hỗn hợp này đi qua van tiết lưu và đi vào vào thiết bị bay hơi. Môi chất lạnh sẽ bay hơi nhưng dầu nhớt vẫn còn đọng lại trong thiết bị. Một phần nhỏ sẽ bay hơi cùng với môi chất lạnh về máy nén. Do dầu bôi trơn làm giảm trao đổi nhiệt thiết bị bay hơi nên ta phải tìm cách khống chế giơí hạn lượng dầu trên. Phương pháp giới hạn việc đọng dầu trong hệ thống phụ thuộc nhiều vào khả năng hòa tan, khối lượng riêng của nó. Bảng dươí đây giúp ta xem xét khả năng hòa tan với từng loại môi chất:   

Môi chất lạnh

Môi chất lạnh

Tại 350C

R134a

Hòa tan hoàn toàn

Hòa tan hoàn toàn

R22

Dầu sẽ nổi trên bề mặt và môi chất lạnh chìm phía dưới

Hòa tan hoàn toàn

R717

Không hòa tan dầu

Không hòa tan dầu

Qua bảng trên ta thấy, đối với hệ thống sử dụng môi chất R717 dầu sẽ đọng lại dươí đáy bình do khối luợng riêng của nó bé hơn môi chất. Qua yếu tố trên, ta dễ dàng phân biệt hệ thống sử dụng môi chất R717 do sử dụng ống xả dầu đặt tại đáy bình. Dầu sẽ được xả một cách định kỳ trong thời gian hoạt động. Ngược lại, đối với hệ thống sử dụng Freon dầu được hòa tan hoàn trong môi chất. Nhưng trong thiết bị bay hơi tại nhiệt độ thấp, dầu nổi trên bề mặt. Bằng cách một phần nhỏ hỗn hợp dầu và môi chất trên bề mặt rồi dùng nhiệt lượng của môi chất lạnh từ bình ngưng tụ đến để làm bay hơi nên chúng sẽ được tách ra ( sơ đồ theo hình vẽ dưới )


Ngoài ra để hồi dầu từ thiết bị bay hơi về máy nén tốt hơn ta phải thiết kế đường ống đảm bảo vận tốc đầu hút không nhỏ hơn 5m/s đối với ống nằm ngang và không được nhỏ hơn 8m/s đối với ống đứng


Nếu thiết bị bay hơi đuợc đặt máy nén thì nên sử dụng phương pháp chạy rút môi chất khi dừng máy hoặc ta dùng bẫy chữ U ngược tại ống ra để tránh môi chất chảy về máy nén. Ngược laị nếu máy nén đặt trên thiết bị bay hơi ta phải bố trí bẫy dầu hình chữ U giúp dầu quay lại máy nén dễ dàng.

Trong trường hợp TBNT đặt cao hơn máy nén, ta phải lắp bẫy dầu hình chữ U sát máy nén để tránh dầu quay ngược lại đầu đẩy máy nén gây va đập thủy lực. Đường ống đi vào thiết bị ngưng tụ cũng được bố trí hình chữ U ngược ngăn chặn lỏng từ TBNT quay lại máy nén.

4. Phương pháp bố trí đường ống cho máy nén lắp song song:

Phương pháp đơn giản nhất là sử dụng ống cân bằng dầu giữa 2 máy nén. Ống cân bằng được lắp dưới mức dầu để đảm bảo dầu luôn luôn ở mức cân bằng giữa 2 máy nén. Tuy nhiên phương pháp này chỉ sử dụng cho hệ thống nhỏ, bố trí ít máy nén.

 

Đối với hệ thống lớn sử dụng nhiều máy nén thì đường ống hút máy nén phải được thiết kế với tổn thất áp suất như nhau. Ống góp hơi nên đặt thấp hơn máy nén để tránh máy nén hút phải lỏng, ống hút phải thẳng hàng và phải lắp thêm ống hút dầu như sau:

 

Ống hút hơi môi chất phải được vát một góc 300 để dầu nhớt có thể rơi xuống ống góp dễ dàng và phải cách đáy ống góp một khoảng nhỏ vài mm tránh hút phải cặn.

 

 


Đối với hệ thống lắp 2 máy nén song song (chỉ dùng 2 máy nén ) ta có thể bố trí như sau:

 

 


Nếu mặt bằng lắp đặt không cho phép bố trí ống góp hơi nằm bên dươí cho nên ống góp hơi được lắp cao hơn máy nén và lưu ý một số vấn đề sau:

Đối với hệ thống có 2 máy nén lắp song song:

 


Với hệ thống sử dụng nhiều máy nén thì ống hút phải lấy thẳng từ trên xuống, được vát nhọn như bố trí ở phần trước và sử dụng ống hút dầu riêng biệt cho từng máy nén


Ống hút hơi về từng máy nén không được trích từ bên hông hay từ bên dưới và phải được vát nhọn 300


Ngoài ra ta có thể sử dụng thiết bị điều tiết dầu. Thiết bị này hoạt động như sau: Khi dầu từ ống hút đến từng máy nén, ngay tại máy nén đầu tiên dầu được hút về khoảng 80-100% và thiết bị này cũng tạo ra tổn thất áp suất làm áp suất cạcte của máy nén sau giảm xuống. Cho nên dầu từ máy nén đầu tiên quay về máy nén còn lại. Phương pháp này có thể sử dụng cho hệ thống lắp song song đến 4 máy nén và chi phí lắp đặt cũng khá rẻ. Thường được sử dụng trong hệ thống máy nén của hãng Danfoss.


Đối với đầu đẩy máy nén phải bố trí hơi dốc để dầu có thể đưa về ống góp, nghiêng một góc so với mặt nằm ngang và để cách ly máy nén cần thiết khi sửa chữa thì ta phải lắp thêm van chặn. Ống góp một đầu bịt lại, đầu kia đưa về bình tách dầu. Dầu hồi về máy nén thông qua van solenoid điều khiển bởi van phao trong máy nén. Ống góp phải đều trên cùng đường kính, các ống đẩy của mỗi máy nén càng ngắn càng tốt.


5. Bảo quản dầu bôi trơn:

Dầu trong hệ thống lạnh phải luôn sạch sẽ khi vào máy nén ( không giống như dầu nhớt của động cơ nổ dễ bị bẩn do nhiên liệu, nước, cacbon và bụi bẩn ). Dầu bôi trơn phải được bảo quản kỹ, đậy chặt nắp trước khi sử dụng, tránh tiếp xúc với không khí vì dễ bị nhiễm ẩm. Dầu xả ra từ hệ thống lạnh như bình bay hơi, bình ngưng tu….. không được sử dụng lại trừ khi được lọc kỹ và sấy khô. Dầu trong máy nén khi nhìn qua kính xem dầu phaỉ luôn luôn trong, khi nó chuyển sang màu trắng ( như màu sữa) thì có nghĩa là dầu đã nhiểm ẩm và nên xả bỏ ra ngoài.

Khi động cơ dây quấn trong máy nén kín hay nửa kín bị cháy thì nó gây bẩn và có chứa chất axit có thể nhận biết qua mùi khó chịu, hay bằng giấy thử. Khi kiểm tra phải đeo mắt kiếng và bao tay để không gây nguy hiểm. Nếu chúng có tính axit phải thay thế ngay và rất cẩn thận khi tiến hành, toàn bộ hệ thống nên vệ sinh lại sạch sẽ.

Nguồn: www.hvacr.vn

Bài viết khác

Tư vấn - Thiết kế

Hỗ trợ trực tuyến

Hotline: (+84)903939506

Công trình tiêu biểu

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN

Copyright © 2021 TINHKYCorp.
Đang Online: 59 Tuần này: 7830 Tổng truy cập: 1417346
Copyright © 2015 TINHKYCorp.

(+84)903939506